Giá lúa gạo hôm nay 29/10 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định với mặt hàng gạo. Giá lúa tăng 200 đồng/kg. Thị trường giao dịch trầm lắng.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 29/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định với mặt hàng gạo. Giá lúa tăng 200 đồng/kg. Thị trường giao dịch trầm lắng.
Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.700 – 7.000 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.800 – 8.000 đồng/kg, Lúa OM 5451 ở mức 7.200 – 7.500 đồng/kg; Lúa OM 18 có giá 7.200 – 7.500 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg, OM 380 dao động 7.000 – 7.200 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc 7.800 – 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, ghi nhận tại các địa phương như An Giang, Đồng Tháp giao dịch cầm chừng, kho mua chậm, lượng về ít, giá vững.
Bên cạnh đó, thị trường nếp không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp Long An IR 4625 (khô) 9.600 – 9.800 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Nếp Long An 3 tháng (khô) 9.800 – 10.000 đồng/kg đi ngang so với ngày hôm qua.
Trên thị trường gạo, giá gạo ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.500 – 10.600 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.600 – 12.700 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.100 – 9.600 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 9.400 – 9.600 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với ngày hôm qua; giá cám khô ở mức 6.100 – 6.250 đồng/kg tăng 50 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá gạo thường tiếp tục ấn định trong khoảng 15.000 – 16.000 đồng/kg, gạo thơm 17.000 – 23.000 đồng/kg. Gạo Jasmine 17.000 – 18.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 21.500 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 – 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 – 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 23.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 432 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 531 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 503 USD/tấn.
Theo thông tin mới nhất từ VFA, sau khi thông báo hủy đấu thầu hôm 23/10, Bulog của Indonesia đã ban hành đợt đấu thầu quốc tế mới để mua khoảng 500.000 tấn gạo từ Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Pakistan và Ấn Độ. Thời gian nhận hàng từ tháng 11 đến ngày 20 tháng 12 năm 2024.
Tại Trung Quốc, số liệu do Tổng cục Hải quan nước này công bố cho thấy, tháng 9, nhập khẩu gạo của Trung Quốc đạt 90.000 tấn, tăng 12,5% so với tháng trước nhưng giảm 32,6% so với cùng kỳ.
Luỹ kế từ tháng 1 đến tháng 9, nhập khẩu gạo của Trung Quốc đạt tổng cộng 980.000 tấn gạo, giảm 54,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu từ Myanmar đạt 334.000 tấn, chiếm 34,7%; Thái Lan 252.000 tấn, chiếm 26%; Việt Nam 248.000 tấn, chiếm 25,8%; Campuchia 65.000 tấn.
Tổng cộng 1,48 triệu tấn gạo đã được nhập khẩu từ niên vụ 2023/24 đến nay (tháng 10 đến tháng 9 năm sau), giảm 55,2% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết nhập khẩu gạo của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trở lại vào năm 2025 do giá gạo ở châu Á được dự đoán sẽ giảm sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu. Theo đó, Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng nhập khẩu từ các nhà cung cấp gạo hạt dài truyền thống của mình, bao gồm Việt Nam, Myanmar, Pakistan, Thái Lan và Campuchia.
*Thông tin mang tính tham khảo.