Ngày 20/11/2024, tại Văn phòng Tổng công ty Lương thực miền Nam đã diễn ra Hội thảo “Đầu tư chiến lược và sản xuất chế biến”.
Tham dự Hội thảo gồm có Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam, các lãnh đạo của Ban Kinh doanh, Ban Đầu tư, Ban Kế hoạch – Tổng hợp, Ban Tài chính – Kế toán cùng Ban Giám đốc của các công ty, chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc. Hội thảo tập trung thảo luận hai chủ đề chính: Công tác đầu tư chiến lược nâng cấp máy móc thiết bị và giải pháp sản xuất chế biến nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Phát Tài – Trưởng Ban Kinh doanh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.
Tại phiên thảo luận đầu tiên, ông Võ Hùng Dũng – Trưởng Ban Đầu tư đã trình bày báo cáo về thực trạng công nghệ chế biến tại các đơn vị trực thuộc:
Nhà kho:
Tổng diện tích kho: 398.180 m². Diện tích sử dụng là 207.981 m² (tương đương 395.195 tấn kho). Các kho còn lại bao gồm kho hợp tác khai thác và kho trống.
Tổng sức chứa các kho là 736.847 tấn.
Kho có kết cấu tốt nhưng cần nâng cấp mái, nền và các công trình phụ trợ do đã sử dụng hơn 10 năm.
Năng lực nhập – xuất:
Tổng công ty có năng lực nhập 8.480 tấn/ngày và xuất 7.030 tấn/ngày.
Các công ty như Lương thực Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp không cần đầu tư thêm cầu nhập – xuất. Tuy nhiên, Lương thực An Giang và Thốt Nốt cần đầu tư thêm cầu nhập và xuất.
Công nghệ chế biến (xát trắng, lau bóng):
Các công ty như Long An, Tiền Giang, An Giang, Thốt Nốt đã và đang nâng cấp công nghệ chế biến gạo, nhưng cần đầu tư thêm máy móc, đặc biệt là máy tách màu, máy lau bóng để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Máy tách màu:
Nhiều máy tách màu của các công ty đang sử dụng đã cũ và cần được thay thế, đặc biệt là các máy Satake.
Tổng công ty cần đầu tư thêm máy tách màu mới và thay thế các máy cũ để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Thiết bị sấy lúa – xay xát:
Hệ thống xay xát và sấy lúa tại các công ty LTMN hiện đang hoạt động, nhưng cần đánh giá hiệu quả sản xuất để cải thiện.
Tiếp đó, ông Ngô Thanh Vân – Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả đầu tư nâng cấp thiết bị qua các nội dung:
- Thực trạng MMTB trong Tổng công ty so với MMTB bên ngoài
- Thực trạng sản phẩm gạo Thơm Tổng công ty và bên ngoài (chất lượng/giá thành)
- Chủ trương Tổng công ty về chiến lược đầu tư tầm nhìn 2030
Phiên thảo luận thứ hai tập trung vào chủ đề sản xuất chế biến, với báo cáo đánh giá thực trạng chi tiết thực trạng tỷ lệ gia công chế biến tại 05 ĐVTT hiện nay từ ông Mai Thành Công – Phó Trưởng Ban kinh doanh.
Đáng chú ý, ông Phạm Hùng Cường – Phó Giám đốc Xí nghiệp 1 Công ty Lương thực Long An đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu về sản xuất các loại gạo thơm cao cấp, chất lượng, giá thành hợp lý đó là cần chú trọng vào kinh nghiệm công nhân, máy móc đồng bộ và quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
Kết thúc Hội thảo, ông Bạch Ngọc Văn – Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh đã có bài phát biểu chỉ đạo, đưa ra định hướng phát triển và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới.
Một số hình ảnh tại Hội thảo: